IPv6 là gì?
IP, là viết tắt của từ Internet Protocol, được biết đến là địa chỉ riêng của một người dùng khi sử dụng internet và phải có IP thì người dùng mới có thể giao tiếp với mọi đối tượng trên internet toàn cầu. IP6 là gì? Là địa chỉ cung cấp IP mới nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu sử dụng của lượng người truy cập internet ngày càng gia tăng trên thế giới.
Lịch sử hình thành của IPv6
Trước khi IPv6 ra đời, IPv4 nắm độc quyền trong lĩnh vực kết nối mạng. Tuy nhiên. số lượng người truy cập ngày càng tăng khi sự bùng nổ của mạng internet diễn ra, IPv4 chỉ giới hạn một số người nhất định được sử dụng internet nhất định và không đáp ứng được đảm bảo về an ninh mạng và thiếu không gian truy cập cho người dùng.
Do đó, IP Next Generation ra đời đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Đến năm 1988, giao thức này được chuyển hóa thành công và được phê duyệt và lấy tên là IPv6.
Lợi ích khi sử dụng IPv6
IPv6 ra đời trở thành giao thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. IPv6 không chỉ tạo không gian truy cập cho lượng lớn người sử dụng internet và còn đảm bảo về an ninh mạng cho người sử dụng. Vậy lợi ích khi sử dụng IPv6 là gì?
– Dễ dàng quản lý với không gian lưu trữ địa chỉ IP lớn.
– Tạo môi trường quản trị TCP/IP dễ dàng hơn.
– Ổn định khi sử dụng với thiết kế hoàn toàn phân cấp của bộ định tuyến.
– Chức năng trong IPv6 như khả năng định tuyến, cấu hình và sự ổn định khi truy cập tốt hơn so với IPv4.
– Dùng được cho các thiết bị di động.
So sánh IPv4 và IPv6 chi tiết
IPv6 được biết đến là giao thức ra đời sau so với IPv4 và có nhiều điểm cải tiến nhất định.
Tiêu chí so sánh | Địa chỉ IPv4 | Địa chỉ IPv6 |
Luồng dữ liệu | Chưa được định dạng. | Đã được định dạng, do đó hỗ trợ QoS tốt hơn. |
Thực hiện sự phân mảnh | Các Router và các Host trên đường đi gói tin. | Chỉ diễn ra tại Host, không gửi cho các Router. |
Header | Header có các phần tùy chọn. | Trong phần Header mở rộng, dữ liệu được tùy chọn. |
Checksum Header | Có | Không |
Địa chỉ Broadcast | Có | Không, thay bằng địa chỉ Multicast |
Quản lý thành viên của các mạng con cục bộ | IGMP | MLD |
Địa chỉ của Gateway | IGMP Router Discovery sẽ xác định địa chỉ Gateway mặc định. | Địa chỉ của Gateway mặc định: được xác định bằng MLD |
Ánh xạ tên Host | Ánh xạ tên Host thành địa chỉ IPv4: Sử dụng những mẫu tin A chứa các tài nguyên địa chỉ Host trong DNS. | Ánh xạ tên Host thành địa chỉ IPv6: Sử dụng các mẫu tin AAAA. |
Cấu trúc của IPv6
Cấu trúc của IPv6 là gì?IPv6, thay vì có cấu trúc 32bit để có thể cung cấp được 4.294.967.296 (232) địa chỉ như IPv4, hiện nay IPv6 có cấu trúc gồm 128bit, cung cấp số lượng địa chỉ nhiều hơn rất nhiều so với IPv4. Cấu trúc IPv6 được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 16 bit, giữa mỗi nhóm được phân cách với nhau bằng dấu “:”.Ví dụ sự biểu diễn cấu trúc của một địa chỉ IPv6 như sau:
FEDC:BA98:768A:0C98:FEBA:CB87:7678:1111:1080:0000:0000:0070:0000:0989:CB45:345F
IPv6 có cấu trúc gồm 2 phần: Payload và IPv6 Header.
Payload: Là sự kết hợp giữa PDU và Extension, với dung lượng có thể lên đến 65535 byte. Trong đó, PDU thường bao gồm header của giao thức tầng cao và độ dài của nó; Extension được biết là thông tin của các dịch vụ kèm theo trong IPv6 được chuyển đến từ một môi trường khác. Do đó, Extension có thể có hoặc không.
IPv6 Header: Đây là thành phần luôn phải có trong gói tin IPv6 và có dung lượng cố định là 40 bytes, cụ thể sự phân bổ của dung lượng để thể hiện như sau:
Version: 4 bits dùng để xác định phiên bản của giao thức.
Traffic class: Giúp xác định loại lưu lượng, có dung lượng là 8 bits.
Flow label: Được biết đến là giá mỗi luồng dữ liệu có dung lượng 20 bits.
Payload length: Được dùng để xác định kích thước phần tải theo sau IPv6 Header, có dung lượng là 16 bits (số dương).
Next-Header: Dùng để xác định Header tiếp theo trong gói tin, có dung lượng 8 bits.
Hop Limit: Có dung lượng 8 bits (số dương). Và qua mỗi cửa node, giá trị này giảm 1 đơn vị cho đến khi còn 0 thì gói này sẽ bị loại bỏ.
Source address: Mang địa chỉ IPv6 nguồn của gói tin, có địa chỉ là 128 bits.
Các thành phần của IPv6
Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan IPv6 trong việc sử dụng và hoạt động internet. Vậy các thành phần trong TPv6 là gì? Cụ thể, IPv6 có ba thành phần chính: Site Prefix, Subnet ID và Interface ID.
Site Prefix: Là số ISP, số này được gán đến website. Điều này có nghĩa là, một Site Prefix thường được dùng cho tất cả các máy tính ở cùng một vị trí. Khi các máy tính dùng chung một Site Prefix, khi bạn truy cập mạng nó sẽ tự nhận diện và cho phép mạng truy cập internet.
Subnet ID: Là một thành phần trong trang web, subnet ID được sử dụng với chức năng miêu tả cấu trúc của trang mạng. Một IPv6 subnet có cấu trúc tương đương với một nhánh mạng đơn như IPv4 subnet.
Interface ID: Là thành phần trong IPv6, tương đương với cấu trúc của ID trong IPv4. Số này được nhận dạng duy nhất một số host trên mạng. Định dạng EUI-64 là cấu hình giao diện của Interface ID.
IPv6 có mấy loại?
Hiện nay, không gian địa chỉ IPv6 được chia thành ba loại khác nhau, cụ thể có ba dạng loại chính IPv6 Unicast, IPv6 Multicast và IPv6 Anycast. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và chức năng khác nhau được phục vụ trong giao tiếp và vai trò của mỗi loại IPv6 là gì?
IPv6 Unicast
IPv6 Unicast là địa chỉ được xác định trong một giao diện duy nhất, chỉ được sử dụng trên cổng node IPv6. Thông qua địa chỉ Unicast, khi thông tin được gửi đến và thông tin này chỉ đưa đến được cổng node và được định nghĩa bởi địa chỉ đó.
IPv6 Multicast
Multicast là được biết đến địa chỉ được sử dụng trên một nhóm cổng IPv6. Thông qua cổng Multicast, khi thông tin được gửi đến sẽ được xử lý bởi tất các địa chỉ trong nhóm có chứa Multicast đó.
IPv6 Anycast
Anycast là địa chỉ được sự dụng trên nhiều cổng node khác nhau. Với Anycast, thông tin nhận được sẽ chuyển qua một số cổng node, thường sẽ đi qua những cổng node gần nhất.
Hướng dẫn cách chuyển IPv4 sang IPv6 và ngược lại chi tiết
IPv6 được ra đời và phát triển dựa trên nền tảng của IPv4 nhằm bổ sung địa chỉ cho IPv4. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người đang sử dụng địa chỉ IPv4 và muốn chuyển đổi thành IPv6 và ngược lại bằng phương thức thủ công và trực tiếp.
Cách chuyển từ IPv4 sang IPv6
Phương thức thủ công
Với địa chỉ IPv4 trên, chúng ta sẽ chia địa chỉ thành 4 vùng mà mỗi vùng chia cho 16 và có kết quả chúng ta phân ra làm 4 vùng, lấy mỗi vùng chia cho 16. Cụ thể, với dải địa chỉ IPv4: 192.168.25.234, chuyển đổi như sau:
192 : 16 = 12 dư 0
168 : 16 = 10 dư 8
25 : 16 = 1 dư 9
234 : 16 = 14 dư 10
So sánh với giá trị HEX chúng ta có:
A = 10
B = 11
C = 12
D = 13
E = 14
F = 15
Sau khi tính toán các kết quả như trên ghép kết quả và số dư lại sẽ được: C0A8:19EA sẽ là địa chỉ IPv6 của 192.168.25.234.
Bên cạnh đó, địa chỉ IPv4 chỉ có 32bit trong khi địa chỉ IPv6 là 128bit. 96 bit còn thiếu là một dãy số 0. Do đó, ta có kết quả của địa chỉ IPv6 như sau:
Cách ghi đầy đủ 0000:0000:0000:0000:0000:0000:C0A8:19EA
Cách ghi rút gọn ::C0A8:19EA
Phương thức trực tiếp
Hiện nay có nhiều trang web hỗ trợ chuyển từ địa chỉ IPv4 sang IPv6 nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Chúng tôi xin giới thiệu một số website cung cấp dịch vụ này như sau:
http://ultratools.com/tools/
http://ipv6.ztsoftware
http://Subnetonline.com
Với cách dùng này, chúng ta chỉ cần nhập địa chỉ IPv4 cần chuyển đổi vào công cụ chuyển đổi là có thể dễ dàng chuyển đổi.
Cách chuyển từ IPv6 sang IPv4
Tương tự như cách chuyển từ IPv4 sang IPv6, chuyển từ IPv6 sang IPv4 cũng có hai phương thức là chuyển thủ công và chuyển trực tiếp.
Phương thức thủ công
Để chuyển từ IPv6 có dải địa chỉ là C0A8:19EA, chúng ta thực hiện các phương thức chuyển như sau:
C0 = (12 x 16) + 0 = 192
A8 = (10 x 16) + 8 = 168
19 = (1 x 16) + 9 = 25
EA = (14 x 16) + 10 = 234
Bằng với các phép tính trên, ta sẽ có kết quả dải địa chỉ IPv6 như sau: 192.168.25.234
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp được thực hiện tương tự khi chuyển từ TPv4 sang IPv6. Chỉ cần nhập địa chỉ IP4 và công cụ chuyển đổi, chúng ta dễ dàng có được địa chỉ IPv6 ngay lập tức.
Hướng dẫn kiểm tra kết nối của IPv6 chuẩn
Sử dụng IPv6 thì việc kiểm tra kết nối là việc cần thiết để đảm bảo sử dụng internet an toàn và hiệu quả. Vậy là thế nào để kiểm tra kết nối của IPv6 chuẩn, đúng cách.
Với nhà mạng: Để kiểm tra kết nối IPv6 của nhà mạng, bạn có thể truy cập vào website http://test-ipv6.com. Đây là địa chỉ mà người dùng có thể kiểm tra được địa chỉ IP và thông tin về nhà cung cấp dịch vụ. Không những thế, địa chỉ website trên còn giúp bạn kiểm tra khả năng truy cập của những trang web đã chạy IPv6.
Với cá nhân: Để kiểm tra kết nối IPv6 máy tính cá nhân, bạn có thể truy cập nhiều website khác nhau như http://ipv6test.google.com hay http://test-ipv6.com/ .Tại đây, bạn không chỉ kiểm tra kết nối IPv6 của máy tính bạn mà còn có thể kiểm tra các thông tin cơ bản về nhà cung cấp, khả năng truy cập của các website có hỗ trợ IPv6.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến IPv6
Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng IPv6, có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp làm sao để có thể sử dụng IPv6 hiệu quả, đảm bảo an ninh mạng và bảo mật cá nhân.
Có nên chuyển sang IPv6 không?
Trước khi IPv6 ra đời, nhân loại đang sử dụng IPv4, có sức chứa khoảng 3.7 tỷ địa chỉ IP cho người dùng. Con số này nghe có vẻ nhiều tuy nhiên không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tất cả người trên hành tinh.
Do đó, IPv6 ra đời khắc phục tình trạng thiếu hụt địa chỉ IP cho người sử dụng internet trên toàn thế giới, không những vậy nếu bạn làm việc tại một ISP, quản lý các máy chủ kết nối internet hoặc phát triển phần mềm thì IPv6 rất cần thiết.
IPv6 mang đến nhiều tính năng khác nhau, nổi bật là tính năng bảo mật thông tin cho người sử dụng.Bên cạnh đó, IPv6 còn cung cấp tính xác thực an toàn hơn so với IPv4 và có công suất hoạt động tốt hơn IPv4 và hạn chế tình trạng mất dữ liệu. Trong tương lai, IPv6 sẽ thay thế cho IPv4, việc chuyển sang IPv6 là việc nên làm.
Làm sao để bảo vệ được địa chỉ IP của mình?
Hiện nay, có rất nhiều tội phạm mạng sau khi đánh cắp IP sẽ gây phiền hà và làm những điều có hại cho bạn. Vì vậy việc bảo vệ IP luôn được chú trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ cho chính mình. Hiện nay có một vài cách bảo vệ IP như sau:
Thay đổi thiết lập quyền riêng tư
Hiện nay, các ứng dụng cài đặt trên điện thoại của bạn chính là nguồn gốc dẫn đến bạn bị hack địa chỉ IP, đặc biệt là các ứng dụng gọi điện và nhắn tin tức thời cho phép tin tặc xem chi tiết kết nối và dễ dàng làm những điều bất lợi cho bạn. Do đó, bạn nên thiết lập chế độ riêng tư cho tất cả các ứng dụng để tránh nhận được những cuộc gọi cho ID không xác định.
Điều này sẽ tạo ra rào cản an toàn để tin tắc khó tiếp cận vào quyền truy cập ID của bạn.
Bảo mật bộ định tuyến
Bộ định tuyến cần được bảo mật giống như các thiết bị khác. Cụ thể, bạn nên cài đặt tường lửa và phần mềm chống virus trên bộ định tuyến của bạn và luôn cập nhật chúng. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được IP.
Khi nào cần sử dụng IPv6?
IPv6 được ra đời khi mà số lượng địa chỉ IP trên IPv4 đang bị cạn kiệt dần và không còn đủ sử dụng cho người dùng internet. Tuy nhiên IPv4 và IPv6 vẫn đang được sử dụng song song nên người dùng vẫn có thể sử dụng song song.
Tuy nhiên, IPv6 ra đời với mang đến sự bảo mật thông tin cao hơn cho người sử dụng và các chức năng tuyệt vời khác. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn một trong hai địa chỉ này.
ANTOANDULIEU Là nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo VPS, nếu bạn cần một máy tính chạy hệ điều hành Linux để phục vụ cho học tập, công việc, nghiên cứu của mình bạn có thể chọn lựa máy chủ ảo để tiết kiệm chi phí.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ
Website: https://antoandulieu.com
Fanpage:https://www.facebook.com/interdata.com.vn
Email: info@antoandulieu.com
Hotline: 1900 63 68 22
ANTOANDULIEU – Nhà cung cấp giải pháp và tư vấn dịch vụ VPS, Cloud Sever hàng đầu Việt Nam