Quality VPS and Dedicated Servers at Incredible Prices

CMS là gì? Các phần mềm CMS phổ biến

CMS là gì?

 

 

 

CMS là viết tắt của Content Management System, là hệ thống quản trị nội dung với mục đích giúp quản lý nội dung của trang web một cách dễ dàng. Hệ thống này có chức năng điều khiển tất cả các hoạt động liên quan đến thông tin, nội dung trên website, cụ thể là các thông tin, nội dung về tin tức điện tử, báo chí hay các media hình ảnh, video và các loại tư liệu khác, giúp tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì.

 

 

 

Chức năng của hệ thống CMS là gì?

 

 

 

 

 

Với mục đích giúp người dùng thao tác nhanh hơn bằng các tính năng tiện ích, không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp người sử dụng tiết kiệm được nhiều chi phí, dẫn đến sự ra đời của CMS.

 

 

Tạo, lưu trữ các nội dung ở trên website

 

 

Hệ thống CMS là hệ thống cho phép bạn đưa những nội dung mong muốn lên website dưới nhiều hình thức khác nhau như content, ảnh hay video và lưu trữ nội dung này mãi mãi, trừ trường hợp bạn xóa đi hoặc website có vấn đề.

 

 

Chỉnh sửa, thêm hoặc bớt nội dung một cách đơn giản

 

 

Bạn dễ dàng chỉnh sửa nội dung nếu bạn phát hiện lỗi sai hoặc muốn thay đổi thông tin. CMS là hệ thống có chức năng chỉnh sửa nội dung bài viết, đặc biệt là muốn update thông tin những bài viết đã lâu với những thông tin đã lỗi thời.

 

 

Chuyển và chia sẻ các nội dung

 

 

Thông qua hệ thống CMS, các nội dung bạn đưa lên sẽ dễ dàng tiếp cận với mọi người, bằng việc chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội hoặc các hệ thống forum. Những nền tảng như CMS WordPress, cài thêm plugin sẽ giúp việc chia sẻ nội dung dễ dàng hơn.

 

 

Quản lý và phân quyền sử dụng cho người dùng

 

 

Quản lý và phân quyền người dùng giúp bạn dễ dàng thêm nhân sự vào quá trình phát triển nội dung nhưng vẫn hạn chế quyền truy cập, sửa đổi của họ đối với website. Bên cạnh đó, tính năng quản lý sẽ giúp bạn các thành viên khác đã làm gì trên website.

 

 

 

Tại sao website cần sử dụng CMS?

 

 

 

 

 

CMS là hệ thống quản trị nội dung mang đến nhiều chức năng trong quản trị, quản lý của doanh nghiệp. Vậy CMS có vai trò quan trọng như thế nào mà website cần phải sử dụng CMS.

 

 

Đưa website thành kênh marketing hiệu quả

 

 

Thông qua CMS, doanh nghiệp hoàn dễ dàng tiếp cận với các hình thức tiếp thức tiếp thị khác nhau như email, marketing, content,…ngay trên website, đưa website thành kênh marketing với hiệu quả cao, thu hút được nhiều khách hàng tiềm nay và quảng bá thương hiệu ra thị trường.

 

 

CMS giúp cập nhật nội dung

 

 

Content marketing trở thành hình thức tiếp thị được ưa chuộng rộng rãi với hiệu quả cao. Hệ thống CMS là nhân tố quan trọng góp phần mang đến hiệu quả cho các chiến dịch content marketing.

 

 

Doanh nghiệp hoàn có thể tạo, chỉnh sửa, xuất bản nội dung trên hệ thống CMS một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi chỉ với vài thao tác nhỏ. Bên cạnh đó, CMS còn có chức năng lưu trữ những bản nháp nội dung chưa hoàn thành cùng với các chức năng hạn chế truy cập, tự động xuất bản,… giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát và duy trì nội dung tiếp thị của mình dưới mọi hình thức.

 

 

Đảm bảo duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp

 

 

Hệ thống CMS sẽ cho phép nhiều người dùng cùng chỉnh sửa nội dung ở trên một giao diện. Điều này sẽ giúp hệ thống quản lý của doanh nghiệp được duy trì một cách nhất quán, cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp.

Dễ dàng quản lý nội dung website

 

 

Giao diện của CMS giúp người dùng dễ dàng theo dõi các số liệu của website, chẳng hạn như sổ bài đăng, số lượng sản phẩm hay lượng truy cập bài viết, số lượt chia sẻ, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý nội dung trên website.

 

 

Có thể tối ưu chi phí nhân sự cho quản trị

 

 

Khi sử dụng phần mềm CMS, doanh nghiệp không cần dùng đến coder, do đó sẽ tiết kiếm được một khoản chi phí cũng như tiết kiệm được thời gian quản lý nhân sự.

 

 

Tối ưu hóa mobile

 

 

Hệ thống CMS tương thích với mọi thiết bị di động, miễn là có thể truy cập được internet. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng đọc và tìm kiếm nội dung.

 

 

Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng

 

 

Tại CMS có mục FAQ, tại đây doanh nghiệp sẽ nhận được những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng và giải đáp nhanh chóng cho khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng gắn kết với khách hàng thông qua kênh hỗ trợ FAQ.

 

 

 

Hệ thống CMS hoạt động như thế nào?

 

 

 

 

 

Không thể phủ nhận được những lợi ích, chức năng tuyệt vời mà hệ thống CMS mang lại cho doanh nghiệp, cho khách hàng. Vậy trên thực tế CMS hoạt động như thế nào?

 

 

Thông thường, quy trình xây dựng trang web thường trải qua hai bước chính: xác lập giao diện bên ngoài ( front-end) và quản lý hệ thống bên trong (back-end), sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, chẳng hạn như CSS, JavaScript cho front-end hay PHP, Python,.. cho back-end.

 

 

Với hệ thống CMS, quy trình xây dựng trang web sẽ giãn lược hơn. Thay vì viết code, CMS xây dựng hệ thống quản lý bằng giao diện chạy trực tiếp trên trình duyệt, người dùng sẽ dùng content editor để tạo bài viết, trang web, xuất bản thông tin. Đặc biệt, người dùng hoàn toàn có thể chèn thêm nội dung mà không cần phải trực tiếp truy cập vào server mà chỉ cần thông qua giao diện quản lý được cài đặt sẵn.

 

 

 

CMS gồm những loại nào?

 

 

 

CMS là hệ thống quản trị nội dung được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thị trường. Hiện nay, CMS có ba loại chính: CMS Open Source, CMS tự code hoặc dùng Framework và CMS mất chi phí.

 

 

 

CMS Open Source

 

 

CMS open source, hay còn được gọi là CMS mã nguồn mở, là loại CMS được sử dụng phổ biến. CMS open source có đầy đủ các tính năng cần thiết để quản lý trang, bài viết, tài khoản hay quản lý các liên kết, tag, cấu hình ngay khi đặt lên máy chủ. Bên cạnh đó, CMS open source còn hỗ trợ cài đặt thêm các tính năng khác mà bạn mong muốn có từ nhà cung cấp chính hoặc bên thứ ba.

 

 

CMS tự code hoặc dùng Framework

 

 

CMS tự code hoặc dùng Framework là loại CMS đòi hỏi người dùng phải tự code lại toàn bộ. Người dùng hoàn toàn có thể tùy chọn giao diện mong muốn với thiết kế ưng ý và phù hợp nhất, tuy nhiên việc tự code lại sẽ gây khó khăn, phức tạp cho việc cài đặt.

 

 

CMS mất chi phí

 

 

CMS mất chi phí, tức là người dùng phải chi trả tiền cho việc mua bản quyền. Điều này đồng nghĩa với việc là bạn không phải làm gì cả, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành tất cả mọi thao tác như vận hành hệ thống, nâng cấp, sửa lỗi. Trong các loại CMS, đây là loại CMS có hoạt động ổn định với nhiều tính năng riêng biệt hấp dẫn.

 

 

 

Các phần mềm CMS phổ biến nhất hiện nay

 

 

 

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều phần mềm CMS với nhiều đặc điểm, ưu điểm nổi bật khác nhau. Chúng tôi giới thiệu đến bạn 10 phần mềm CMS phổ biến nhất, được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay.

 

 

CMS WordPress (PHP)

 

 

 

 

WordPress được biết đến là một trong các cms phổ biến, thông dụng nhất hiện nay, đặc biệt được ưa chuộng sử dụng trong các lĩnh vực chẳng hạn như thương mại điện tử với quy mô nhỏ lẻ, các website bán hàng hay bất động sản. WordPress được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ HPH, được đính kèm với các gói dịch vụ hosting với chức năng giúp trang web được hoạt động tối ưu nhất.

 

 

CMS Joomla (PHP)

 

 

 

Joomla là CMS dễ dàng sử dụng mà không đòi hỏi người dùng phải có trình độ, chuyên môn cao, do đó CMS Joomla là phần mềm được rất nhiều người ưa chuộng. Đa số các website trên thế giới đều sử dụng CMS Joomla, từ website cá nhân đến hệ thống doanh nghiệp, từ website có nội dung đơn giản đến phức tạp.

 

 

CMS Drupal (PHP)

 

 

 

 

Drupal là lựa chọn lý tưởng cho các website có quy mô trung bình hoặc lớn. Drupal được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ PHP với khả năng tùy chỉnh tốt cũng như hệ thống plug-in đa dạng. Hiện nay, CMS Drupal là phần mềm được dùng cho các trang web theo yêu cầu, các trang web trên lĩnh vực tin tức hay thương mại điện tử.

 

CMS Magento (PHP)

 

 

 

 

Tương tự với các phần mềm CMS ở trên, CMS Magento cũng được xây dựng trên nền tảng sử dụng ngôn ngữ PHP và lưu trữ dữ liệu tại MySQL. CMS Magento sử dụng mã nguồn mở, do đó mà bạn có thể lựa chọn giao diện và cấu hình theo sở thích.

 

 

 

DotNetNuke (ASP)

 

 

 

 

Dotnetnuke là sản phẩm đến từ Microsoft với ngôn ngữ mặc định là tiếng anh. DotNetNuke là phần mềm thường được dùng để tạo ra nhiều trang web cộng đồng và có thể phục vụ cho nhiều trang web riêng biệt với các đối tượng sử dụng hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, nền tảng CMS của phần này cho phép người dùng cài đặt đa ngôn ngữ.

 

 

 

CMS Typo3 (PHP)

 

 

 

 

Typo3 là phần mềm CMS xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ PHP. Typo3 chay được trên một số máy chủ web như Apache hay IIS, sử dụng được trên nhiều hệ điều hành khác nhau.

 

 

 

CMS Kentico (ASP)

 

 

 

 

Kentico được thiết lập trên nền tảng ASP.NET CMS. Đây là phần mềm CMS chuyên dùng cho thương mại điện tử và tiếp thị trực tuyến. CMS Kentico mang đến sự tích hợp đầy đủ, cho phép bạn tạo ra trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số thực sự tối ưu hóa trên nhiều kênh.

 

 

CMS Liferay (JSP)

 

 

 

 

CMS Liferay là hệ quản trị nội dung mã nguồn mở, được thiết lập trên nền tảng ngôn ngữ JSP, cụ thể CMS Liferay được viết bằng Java và sử dụng MySQL để lưu trữ dữ liệu. CMS Liferay ra đời với giao dịch lập trình trực quan mà bất kì người dùng nào cũng có thể tạo, chỉnh sửa hay xuất bản thông tin một cách chuyên nghiệp.

 

 

 

CMS Mambo (PHP)

 

 

 

 

CMS Mambo được thiết lập với giao diện website đơn giản với hệ quản trị nội dung mã nguồn mở, điều này cho phép tạo và quản lý các website một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, Mambo hình thành với nhiều đặc tính tiên tiến như kỹ thuật chuyển đổi giao diện, kỹ thuật API mạnh mẽ.

 

 

CMS Opencart

 

 

 

 

 

Opencart là phần mềm CMS được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ PHP và sử dụng mã nguồn mở. Đây là phần mềm CMS tối ưu phù hợp với hệ thống bán hàng online, bán hàng qua mạng.

 

 

 

 

 

Hướng dẫn cách chọn lựa CMS phù hợp cho website

 

 

 

Thông qua những phần trên, chúng ta đã biết được content management system là gì và tầm quan trọng của hệ thống CMS trong quản trị doanh nghiệp. Vậy là thế nào để lựa chọn được CMS phù hợp với website của mình nhất. Chúng tôi giới thiệu đến bạn các tiêu chí để lựa chọn CMS phù hợp nhất cho website của bạn.

 

 

Xác định loại website cần dùng CMS

 

 

Mỗi website được xây dựng với mục đích hoạt động và nhiệm vụ khác nhau, do đó cần lựa chọn CMS phù hợp với mục đích, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.

 

 

Xác định giao diện, loại thiết kế muốn sử dụng cho website

 

 

Trong lựa chọn CMS, cần tìm hiểu về thiết kế themes của từng loại CMS và xác định được loại nào sẽ phù hợp với mục đích sử dụng của bạn. Từ việc xác định themes sẽ xác định được rằng bạn có thể chỉnh sửa và hoàn thiện website như mong muốn không.

 

 

Xác định các chức năng cần cho website

 

 

Xác định website của mình cần những loại chức năng gì để lựa chọn CMS có đầy đủ plugin hay extension hay không, để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất.

 

 

Xác định chi phí dành cho trang web

 

 

Khi website hoạt động, bạn sẽ cần thanh toán chi phí cho hosting và tên miền và các chi phí khác như plugin, extension, themes,… Bạn cần xác định khoản chi phí dành cho trang website, cân đối ngân sách để lựa chọn CMS phù hợp với ngân sách nhất. Dựa vào các tiêu chí trên để lựa chọn cho doanh nghiệp mình phần mềm CMS phù hợp nhất.

 

 

 

ANTOANDULIEU Là nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo VPS, nếu bạn cần một máy tính chạy hệ điều hành Linux để phục vụ cho học tập, công việc, nghiên cứu của mình bạn có thể chọn lựa máy chủ ảo để tiết kiệm chi phí.

 

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ

 

Website: https://antoandulieu.com

 

Fanpage:https://www.facebook.com/interdata.com.vn 

 

Email: info@antoandulieu.com

 

Hotline: 1900 63 68 22

 

 

ANTOANDULIEU – Nhà cung cấp giải pháp và tư vấn dịch vụ VPS, Cloud Sever hàng đầu Việt Nam